UX Design là gì?
UX Design là quá trình tạo ra các sản phẩm cung cấp trải nghiệm có ý nghĩa và có liên quan cho người dùng. Điều này liên quan đến việc thiết kế toàn bộ quá trình ứng dụng và tích hợp sản phẩm, bao gồm nhiều khía cạnh của thương hiệu (branding), thiết kế (design), khả năng sử dụng (usability) và chức năng (function).
Tại sao lại chọn UX/UI Designer
Theo một thống kê không đầy đủ do mình thực hiện về mức lương hiện tại của designer (xem ở đây) thì mặt bằng lương của UX/UI Designer nói chung cao hơn khoảng 30% so với Graphics Designer.
Thậm chí những mức lương tương đương các nước có GDP gấp vài chục lần Việt Nam cũng có luôn. Sự phát triển của phần mềm và internet giúp cho người dùng có nhiều lựa chọn phần mềm hơn. Sự cạnh tranh tạo ra sự phát triển.
Vì vậy các phần mềm ngày càng phải hấp dẫn và thân thiện hơn mới thu hút được sự chú ý của người dùng và khiến người dùng móc hầu bao chi tiền. Vì là một ngành đang lên nên sự đầu tư và nhu cầu nhân sự cũng lớn hơn so với các mảng khác của thiết kế như thiết kế nội thất (interior design), thiết kế sản phẩm công nghiệp (industrial product design), thiết kế thời trang (fashion design), thiết kế đồ họa (graphics design)…
Nguyên nhân mình nghĩ do việc đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì cơ hội lớn nên có không ít bạn làm graphics design cũn muốn chuyển qua làm UX/UI Designer và bắt đầu tập tành thiết kế web, thiết kế app…
Ngoài ra công việc UX/UI Design đòi hỏi sự sáng tạo vừa phải chứ không đau đầu như graphics design. Mình rất khâm phục mấy bạn làm graphics design vì sức sáng tạo vô biên. Chưa kể chuyện còn dễ bị trùng lặp ý tưởng và triển khai ý tưởng nữa.
Tóm lại, nếu chọn UX/UI Designer thì lý do lớn nhất mình nghĩ là nó đang vào xu hướng nên có thu nhập tốt cho những người theo đuổi.
UX/UI Designer là làm cái gì?
Chỗ này mình sẽ giải thích lại một chút để các bạn hiểu hơn. Ở các nước phát triển thì việc phân công lao động chuyên môn hóa cao vì vậy sẽ hiếm thấy vị trí UX/UI Designer.
Thay vào đó bạn có thể thấy một vài vị trí như UX designer, UX Researcher, UI Designer, Interaction Designer, Product Designer… (tất nhiên các bạn có thể add thêm Junior, Senior, Principal và vị trí cao hơn hơn Manager, Expert, Lead, Director v.v.).
Có thể, mình nghĩ là có thể thôi vì mình không có cơ sở chính xác để nói nhiều, ở Việt Nam không có điều kiện làm chuyên sâu nên mọi người phải kiêm nhiệm nhiều việc nên title cũng có chút tùy biến để phù hợp. Quan trọng là mô tả công việc chúng ta cần làm gì.
UI Designer
Công việc chính: Thiết kế giao diện đồ họa cho phần mềm, website, mobile app. Công việc sẽ mở rộng ra khi có nhiều nền tảng hơn như VR, Smartwatch (đại loại là digital product). Đi sâu vào thì làm việc chủ yếu với form, bảng biểu, typo, bảng màu, các khối thông tin, icon
Công cụ sử dụng chính: Các công cụ thiết kế đồ họa như là Photoshop, Sketch, Figma, Adobe XD, Illustrator…
Kết quả đầu ra: file thiết kế đồ họa có đuôi file là psd, sketch, fig, ai v.v.
Tư duy chính: Thiết kế phù hợp với human guideline và thiết kế có tính cấu trúc, tính thẩm mỹ
Kĩ năng chính: Sử dụng thành thạo công cụ thiết kế đồ họa
UX Designer
Công việc chính: Thiết kế trải nghiệm người dùng cho phần mềm website, mobile app. Công việc mở rộng ra khi có nhiều nền tảng hơn như VR, Smartwatch (đại loại là digital product). Đi sâu vào thì làm việc chủ yếu với nghiên cứu nhu cầu người dùng, phác thảo giải pháp, kiểm thử giải pháp. Có một số công việc có phạm vi hẹp hơn và xoay quanh tính dễ hiểu và dễ dùng của sản phẩm, không cần quá đi sâu vào các công việc trên
Công cụ sử dụng chính: công cụ vẽ phác thảo và dựng mô phỏng phác thảo. Ngoài ra thì dùng rất nhiều giấy bút và file document.
Kết quả đầu ra: một giải pháp triển khai được nhằm giải quyết một bài toán cụ thể nào đó. Có thể là wireframe đơn giản hoặc prototype hoặc một folder rất nhiều tài liệu. Nói chung tùy vào bài toán mà độ phức tạp giải pháp cần triển khai khác nhau.
Tư duy chính: thiết kế lấy người dùng làm trọng tâm
Kĩ năng chính: giải quyết vấn đề sáng tạo UX/UI Designer có lẽ là kết hợp cả hai công việc trên nên phạm vi làm việc rất rộng. Tuy nhiên đa số mô tả công việc mà mình đọc được thì có thiên hướng về UI Designer nhiều hơn là một công việc kết hợp. Vì vậy từ đây trở xuống dưới mình sẽ gọi là UI Designer thay vì UX/UI Designer để các bạn nắm rõ hơn bản chất công việc. Ngoài ra công việc cũng chia làm 3 môi trường: agency quảng cáo, agency thiết kế/xây dựng sản phẩm và công ty sản phẩm (in-house team).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.